Đảm nhận vai trò thiết kế nhà hàng, nhà thiết kế Erik Bratsberg đã thổi hồn vào không gian nội thất của Persona tại Stockholm bằng những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.
Erik Bratsberg, vốn xuất thân từ lĩnh vực tài chính trước khi chuyển sang thiết kế nội thất, mong muốn mang đến cho nhà hàng cao cấp tại Stockholm một bầu không khí ấm áp và gần gũi.
“Cảm hứng thiết kế nhà hàng này đến từ sự kết hợp giữa trải nghiệm cá nhân, những dấu ấn tiềm thức từ nhiều phong các, đặc biệt là thiết kế Ý giữa thế kỷ, và mong muốn mang đến sự ấm áp giản dị cho không gian nhà hàng”.
Triết lý thiết kế của ông tập trung vào việc tạo ra một không gian sang trọng, vượt thời gian, giúp nâng cao trải nghiệm ăn uống của thực khách nhưng vẫn giữ được cảm giác gần gũi và thân mật.
Bratsberg chia sẻ thêm: “Màu xanh lam là một màu trung hòa, kết hợp giữa gam màu nóng và lạnh, tạo nên sự linh hoạt trong việc phối hợp với các màu sắc và vật liệu khác nhau. Nó mang đến một sự cân bằng hài hòa, như âm dương vậy.”
“Màu xanh lam còn gợi nhắc đến thiên nhiên. Có lẽ tình yêu của tôi dành cho màu xanh lam bắt nguồn từ niềm vui khi nhìn thấy những chiếc lá xanh non nhú lên trên cây sau một mùa đông dài ảm đạm ở Thụy Điển.”
Bratsberg sử dụng thạch cao màu trắng ngà với bề mặt lốm đốm cho các bức tường nhà hàng Persona, tạo nên sự tương phản ấn tượng với gỗ sồi nhuộm màu mật ong mượt mà được sử dụng cho kệ và bàn treo tường.
Anh chia sẻ thêm: “Điểm nhấn của không gian là những chi tiết đồng thau đánh bóng cùng sắc vàng son sang trọng”. Hoàn thiện vẻ đẹp tổng thể là rèm cửa voan mỏng nhẹ, da bóng và các loại vải dệt có họa tiết tinh tế.
Ngoài ra, những tác phẩm nghệ thuật trừu tượng được đặt làm riêng cũng góp phần tô điểm cho không gian nội thất. Bratsberg đã sáng tác những tác phẩm này từ chính những bức tranh màu nước của mình, sau đó in lụa lên các tấm cách âm.
Chia sẻ về triết lý thiết kế đa ngành của mình, Bratsberg cho biết: “Tôi luôn mong muốn kết nối các tác phẩm nghệ thuật, thiết kế và nội thất với nhau. Tại sao không biến một chiếc đèn thành một tác phẩm điêu khắc, hay mặt tiền quầy bar thành một bức tranh, hay đơn giản là biến một bức tường thành một bức phù điêu?”
Xem thêm: Cải tạo nhà hàng Nanas: Gợi nhớ về “tinh thần của những người bà”
Điểm nhấn trong thiết kế nội thất là sự đa dạng về hình khối, với sự tương phản giữa những chiếc bàn và quầy bar góc cạnh với những chiếc đèn tròn trịa, lồi lõm. Các chi tiết hình học được cắt rời kết hợp với những chiếc bàn nhỏ bằng gỗ và đá có hình dạng tự nhiên khiến không gian trở nên độc đáo hơn.
“Nhiều hình học bất đối xứng và hình dạng tự nhiên cũng có thể tạo ra cảm giác rối rắm. Do đó, việc cân bằng giữa cả hai, cũng như sử dụng nhiều sự đối lập và tương phản, sẽ tạo nên sự hài hòa thú vị” – Bratsberg chia sẻ.
Phòng tắm sử dụng những chiếc gương lồi lõm độc đáo, kết hợp hài hòa với bồn rửa mặt gợn sóng, hốc tường hình vuông và những món đồ trang trí góc cạnh.
Bratsberg cho biết: “Hình thức, đường nét, màu sắc và chất liệu đều có khả năng tác động đến chúng ta theo những cách bí ẩn. Đối với tôi, một không gian nội thất thiếu đi những đường nét điêu khắc và sự bất đối xứng như một ngôn ngữ thiếu đi dấu chấm than, cử chỉ và biểu cảm.”