Xây nhà tiết kiệm hơn khi dự trù chi phí và kiểm soát mức đầu tư

pexels photo 5997993

Cho bạn xây nhà với mục đích để ở, kinh doanh, cho thuê hay để nghỉ dưỡng thì việc tính toán số tiền bạn dự định dành cho việc xây dựng và kiểm soát mức đầu tư luôn là một việc quan trọng và cần được ưu tiên hàng đầu.

Dự trù kinh phí xây nhà như như thế nào để xây dựng một cách tiết kiệm nhất và không bị phát sinh? Đầu tiên, gia chủ phải nắm được rằng, chi phí xây nhà gồm hai loại là chi phí xây dựng cơ bản, (trong đó có thiết kế và xin phép xây dựng, xây dựng móng, phần thô, phần hoàn thiện và phần nhân công). Cùng với đó, bạn cũng phải ước tính chi phí trang trí nội thất cho ngôi nhà.

EH0VEBsFAK9AwoBbmqkGayvGN1zS 1bMl71h0AOHBSQjEaaeH5zujUCOc HHHHXDzvTgEUpoKvXngPgEh2fO DslPpduokYvrlmclmjLA6vS07fOkr4ZNU7eNEdYT8Qqe6iyo5fq58V3PqWhBZNd7MYxFUGp0 0oFth3zCuYp fcKP8GWs7aQZX8hzaiYA

Chi phí xây dựng cơ bản:

  1. Phần thiết kế – xin phép xây dựng: Giá thiết kế hiện nay khoảng 150.000 đ/m2; hoặc 200.000 đ/m2 sàn (với cả thiết kế nội thất): 2 loại chi phí này thông thường chiếm 3-5% tổng chi phí xây dựng cơ bản;
  2. Phần móng (làm móng, bể phốt, bể nước, ép cọc): 25-30% tổng chi phí xây nhà
  3. Phần thô và nhân công hoàn thiện (khung cột, dầm, sàn bê tông cốt thép, xây tường, trát tường, điện nước): 30%
  4. Phần vật tư hoàn thiện: chiếm 20- 30% (có dao động và thay đổi lớn tùy thuộc vào vật liệu hoàn thiện)
  5. Phí dự phòng: Dù bạn đã tính toán rất kĩ chi phí xây dựng trước khi xây nhà, nhưng trong quá trình xây dựng luôn có xu hướng phát sinh so với chi phí ước tính, vì vậy cô chú, anh chị nên dự trù thêm từ 10 – 20% để yên tâm hơn khi trao đổi nhu cầu của mình với kiến trúc sư thiết kế và nhà thầu thi công. 
VPDQSBhMfY5pRQI7lIf2jsmfRiY8SDeiFo 2D8r5vaLPW9bBZaeYK4oP9hB3FS22oIi80De2lh gkTrFQUq3pdB0cqpMk55AsMCUbi62AooZx

Kiểm soát mức đầu tư, chi phí xây nhà

Trong giai đoạn hoàn thiện ngôi nhà, điều mà gia chủ luôn mong muốn là làm sao để hạn chế phát sinh chi phí ở mức thấp nhất. Thông thường, chi phí phát sinh nhiều hay ít thường phụ thuộc vào các nguyên vật liệu phục vụ quá trình hoàn thiện như gạch ốp lát hay sơn tường…, hoặc hệ thống điện, nước, kỹ thuật và nội thất cho gia đình. Để tránh được tình trạng phát sinh chi phí này, bạn cần lưu ý một số vấn đề như nhất quán theo kế hoạch ban đầu, đồng thời phải tuân thủ theo thiết kế và bản vẽ chi tiết. 

Không chỉ thế, ngay từ đầu bạn cần có sự tham gia của kiến trúc sư tư vấn về các giải pháp nội thất để chọn lựa nội thất phù hợp cho ngôi nhà. Cô chú, anh chị có thể xem thêm về các bí quyết xây nhà theo nhu cầu của mình tại [Bí quyết xây nhà] Đồng thời xác định các chi phí có thể chi trong tương lai, không nhất thiết là phải ngay thời điểm hoàn thiện ngôi nhà giúp hạn chế thấp nhất chi phí phát sinh.

p7tkWHfwXYafuB14wvS3wa9UwEY9bif46eaur7B0AMy5KU8kjvoZZWCxt85HA 51yJCVUu qcE0wvRnE4eIIH6au65zdSPutkTMZCUVAlvqHl4BP VJNh9xNvuqugsb0aMrdOQ 1g1wzJ7jz4h2st cKEMdzQyI6I2a8OtXJBOGRZvm7KoFLvTVIzvDgfQ

Trên đây là những điều cơ bản và quan trọng nhất trong việc dự trù chi phí và kiểm soát mức đầu tư xây nhà. Chuẩn bị cẩn thận và kỹ càng trước khi tiến hành việc xây dựng sẽ giúp bạn không rơi vào tình trạng khó khăn về tài chính, không xảy ra vấn đề phát sinh và hoàn thành đúng tiến độ.

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
Index