Lời khuyên dành cho chủ nhà trong công tác quản lý chất lượng công trình nhà ở

quan ly chat luong cong trinh

Trong quá trình xây nhà, gia chủ cần phải thường xuyên thực hiện giám sát, quản lý chất lượng công trình. Đây là khâu vô cùng quan trọng, quyết định chất lượng công trình nhà ở của bạn sau khi hoàn thành. 

Thi công phần thô thường là phần khó và phức tạp nhất trong quá trình xây dựng công trình nhà ở. Phần này khó sửa chữa nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và độ bền của công trình sau này. Do đó, nếu muốn ngôi nhà của mình bền đẹp đúng ý, chủ nhà cần phải thực hiện công tác quản lý chất lượng một cách nghiêm túc ngay từ lúc bắt đầu khởi công.

Quá trình giám sát này phải được thực hiện bởi chủ nhà hoặc người thân chủ nhà. Bao gồm việc ký nghiệm thu đối với công tác nghiệm thu vật liệu đầu vào, nghiệm thu theo trình tự thi công công việc, nghiệm thu theo từng công việc và nghiệm thu hạng mục công việc.

Lời khuyên của chuyên gia về cách quản lý chất lượng công trình nhà ở

Kỹ sư Quách Văn Phi chia sẻ: Việc quan trọng nhất của chủ nhà đó là việc quản lý chất lượng công trình, nếu quản lý chất lượng không thành công thì mọi công sức và tiền bạc sẽ đổ xuống sông, xuống biển. Chính vì vậy, chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu thi công đưa ra một loại văn bản hoặc một tiêu chuẩn dễ hiểu nhất để chủ nhà có thể tự mình kiểm tra chất lượng của mỗi bộ phận quan trọng trong ngôi nhà của mình.

Chuyên viên Đoàn Đắc Long cho biết: Giai đoạn xây dựng trong phần thô là giai đoạn gian nan và cũng là một giai đoạn mà khách hàng cũng hay muốn thay đổi thiết kế nhất. Chính vì vậy, muốn đảm bảo tiến độ giữa chủ nhà và nhà thầu thi công phải luôn tìm được tiếng nói chung nhất trong khi triển khai. Việc kiểm soát, quản lý chất lượng công trình trong khi xây dựng phần thô có suôn sẻ, thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc phần lớn vào sự ăn ý giữa chủ nhà và nhà thầu.

quan ly chat luong cong trinh 2
Công tác quản lý chất lượng cần được thực hiện sát sao và tuần tự

Thường xuyên kiểm tra, giám sát chất lượng công trình

Việc kiểm tra phải được thực hiện từ trong quá trình xây nhà. Giám sát viên hoặc chủ nhà nên thường xuyên kiểm tra khối lượng, chất lượng của nguyên vật liệu, quy cách làm việc của nhà thầu cũng như kiểu dáng của công trình đang xây… 

Khi công trình hoàn thành và trước khi bàn giao, chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết, kiểm tra theo từng hạng mục thi công. 

Ví dụ:

  • Kiểm tra thép đã đúng thiết kế chưa trước khi đổ bê tông. Kiểm tra Mác bê tông vào lúc đổ bê tông.
  • Kiểm tra công tác xây tô có đúng thiết kế hay không. Kiểm tra công tác lắp đặt hệ thống kỹ thuật.
  • Kiểm tra công tác hoàn thiện

Nghiệm thu công trình sau khi đã hoàn thành thi công

Việc nghiệm thu phải được thực hiện đối với từng công việc, từng bộ phận, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng theo quy định của pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo. Những giấy tờ này cũng là cơ sở pháp lý để xin hoàn công sau đó. Hãy căn cứ vào thỏa thuận và hợp đồng của các bên để tiến hành nghiệm thu một cách cẩn trọng và chi tiết.

Nghiệm thu các hạng mục thi công, từ bê tông, xây tô, hệ thống kỹ thuật, hoàn thiện, xem đúng yêu cầu thực tế hay không và được tiến hành bởi chủ nhà, đơn vị giám sát, đơn vị thi công.

quan ly chat luong cong trinh 2 1
Nghiệm thu là công đoạn quan trọng của quá trình xây nhà

Để đảm bảo bảo sở hữu một ngôi nhà bền đẹp đúng ý, chủ nhà cần sát sao trong việc quản lý chất lượng công trình. Dù bạn sử dụng gói thầu xây nhà trọn gói hay thuê giám sát chuyên nghiệp thì vẫn cần đích thân giám sát những hạng mục quan trọng nhất trong quá trình thi công. 

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh
Chỉ mục