Công thức quản lý chi phí dễ hiểu cho gia chủ lần đầu tiên xây nhà 

pexels alena darmel 7641834

Để kiểm soát được số tiền phải bỏ ra khi xây nhà, gia chủ hãy tìm hiểu công thức quản lý chi phí đơn giản và hiệu quả sau đây!

Đa số những ai lần đầu tiên xây nhà đều có quan tâm lớn nhất là: Căn nhà của mình sẽ tốn hết bao nhiêu tiền?

Để trả lời câu hỏi này một cách chính xác thật không hề dễ dàng. Thậm chí cả những nhà thầu đã có nhiều năm kinh nghiệm thì con số dự báo cũng không bao giờ đảm bảo chính xác 100%. Nguyên nhân là do quá trình xây dựng nhà cửa thường có thời gian kéo dài từ 3 – 9 tháng, nên việc thay đổi giá cả vật liệu (phần thô và hoàn thiện) trong quá trình xây dựng là điều thường xuyên xảy ra. Ngoài ra, để hoàn thành một căn nhà luôn phải có chi phí cho nhân công xây dựng, mà năng suất của thợ lại phụ thuộc vào tay nghề, sức khỏe và thậm chí cả thời tiết. Do có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm nên việc xác định chi phí xây dựng thường có những sai lệch nhất định, những nhà thầu kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ tay nghề thợ thuyền tốt, quản lý chặt thường ước lượng chi phí chính xác tối đa khoảng 90% – 95%.

Trên thực tế, việc ước lượng chi phí xây nhà có chính xác hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ quản lý của gia chủ. Bởi vì giữa ước lượng (mang tính chất dự báo) và thực tế bao giờ cũng có sự chênh lệch nhất định do các yếu tố khách quan và các yếu tố chủ quan. Các yếu tố khách quan thường là tình hình kinh tế vĩ mô biến động khiến cho giá nguyên vật liệu hoặc giá nhân công thay đổi. Tuy nhiên, nếu quan sát thêm tình hình thị trường trong những năm gần đây thì giá cả vật liệu xây dựng không biến động nhiều. Do đó, các yếu tố khách quan từ thị trường hầu như ảnh hưởng không nhiều đến giá thành xây dựng. Điều đó suy ra rằng, nếu một công trình bị phát sinh chi phí từ 20% trở lên thì phần lớn nguyên nhân xuất phát từ các yếu tố chủ quan là kinh nghiệm ước tính và khả năng quản lý chi phí xây nhà của chủ nhà.

pexels andrea piacquadio 3769135
Chủ nhà phải có phương pháp quản lý chi phí phù hợp để không bị phát sinh quá nhiều trong quá trình thi công 

Công thức quản lý chi phí xây nhà? 

Công tác quản lý chi phí xây nhà nói riêng và quản lý chi phí nói chung phải tuân theo một công thức như sau!

Lập kế hoạch chi phí: chủ nhà cần có một cái nhìn bao quát về toàn bộ các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà của mình, từ đó mới có thể dự trù đầy đủ các khoản chi phí mà không bị thiếu sót. Dựa vào các khoản mục chi phí để hoàn thành căn nhà, chủ nhà có thể tiến hành theo nhiều cách khác nhau như tự thực hiện; thực hiện một phần hoặc giao khoán toàn bộ cho các nhà thầu, các đơn vị tư vấn… Ứng với mỗi cách khác nhau sẽ đòi hỏi yêu cầu kiến thức và kỹ năng khác nhau để quản lý chi phí hiệu quả.

Các chủ nhà không rành về xây dựng thường sẽ giao khoán toàn bộ công việc cho đơn vị thầu. Đối với trường hợp này thì việc quản lý chi phí cũng tương đối nhẹ nhàng vì chủ nhà chỉ cần tìm và chọn ra đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và có giá tốt nhất. Lưu ý rằng, đối với các hợp đồng trọn gói, chủ nhà nên yêu cầu nhà thầu đưa ra danh sách công việc chi tiết cũng như chủng loại chất lượng của từng sản phẩm để dễ dàng so sánh và theo dõi trong quá trình thi công.

pexels kindel media 7579042
Xây nhà trọn gói giúp gia chủ tiết kiệm thời gian công sức 

Nếu muốn tự mình xây nhà thì việc lập kế hoạch chi phí sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều. Để có thể lập kế hoạch chi phí đòi hỏi chủ nhà phải có bản vẽ thiết kế chi tiết và căn cứ vào đó để lập dự toán chi tiết các công việc sẽ thực hiện trong quá trình thi công. Ứng với mỗi công việc sẽ cần một khối lượng vật tư, nhân công và thiết bị thi công nhất định. Khối lượng này chính là cơ sở để dự trù và quản lý chi phí xây nhà. Nếu muốn thực hiện ước lượng theo phương thức này, chủ nhà nên thuê một bên tư vấn có kinh nghiệm để kết quả ước tính được chính xác.

Thực hiện: Dựa trên kế hoạch đã đề ra, chủ nhà tiến hành thực hiện từng bước theo kế hoạch. Lưu ý trong giai đoạn này, việc giám sát chất lượng công việc thực hiện là rất cần thiết vì nó sẽ quyết định đến chi phí bảo trì cho công trình về sau.

Giám sát: Dựa trên kết quả thực hiện công việc theo thời gian, chủ nhà hoàn toàn có thể so sánh để biết được chi phí cho công việc đã thực hiện có tương xứng với kế hoạch đã đề ra hay chưa? Nếu như chi phí thực hiện đang vượt so với kế hoạch đề ra ban đầu thì cần phải tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các phương án điều chỉnh.

Điều chỉnh: Việc điều chỉnh kế hoạch chi phí sẽ dựa trên kết quả theo dõi tiến trình thực hiện, và sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thực hiện đối với các công việc tiếp theo nhằm đảm bảo chi phí thực hiện cho toàn bộ công trình đúng với kế hoạch ban đầu đã đề ra.

pexels gerzon pinata 9405477
Thực hiện công thức quản lý chi phí, bạn sẽ tiết kiệm được kha khá tiền khi xây nhà

Tham gia thảo luận

Compare listings

So sánh